Gia đình bạn đang muốn lắp đặt điện năng lượng mặt trời nhưng chưa biết cách tính toán hợp lý. Vậy hãy để nangluongxanh-sach.com hướng dẫn cho bạn nhé. Bài viết sẽ mang đến nhiều thông tin chi tiết, cực kỳ hữu ích cho tất cả bạn đọc.
Tính tổng lượng tiêu thụ điện cần sử dụng
Tính tổng số lượng điện năng sử dụng mỗi ngày của từng thiết bị trong gia đình bạn. Sau đó, cộng tất cả lại chúng ta có tổng số điện toán tải sử dụng mỗi ngày. Nếu lượng điện sử dụng lớn thì lắp đặt điện năng lượng mặt trời công suất cao. Với hệ thống phù hợp thì các hộ gia đình sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí điện hàng tháng.
Mô hình lắp đặt điện năng lượng mặt trời hòa lưới
Bài viết có thể bạn quan tâm:
Cơ sở lắp đặt điện năng lượng mặt trời tại Long Thành
Tính số điện mà các tấm pin mặt trời phải cung cấp cho toàn tải mỗi ngày
Một trong những cách tính khác để bạn có thể lắp đặt hệ thống điện phù hợp là tính số điện mà các tấm pin mặt trời phải cung cấp. Nên số watt của tấm pin trời cung cấp phải cao hơn tổng số watt của toàn tải. Cách tính lắp đặt điện năng lượng mặt trời dựa theo các tấm pin năng lượng theo công thức:
Số watt mà các tấm pin mặt trời phải cung cấp cho khách hàng = (1.3 – 1.5) x tổng số Watt toàn tải sử dụng. Trong đó: hệ số 1.3 đến 1.5 là hệ số an toàn khi cần lắp đặt
Tính toán bộ inverter
Trên thị trường hiện nay có nhiều loại inverter để lắp đặt điện năng lượng mặt trời. Tuy nhiên, bộ inverter được sử dụng nhiều nhất chính là high frequency và low frequency.
Tính toán các chỉ số phù hợp với nhu cầu sử dụng
Nếu lắp đặt high frequency - tần số cao thì bộ inverter phải đủ lớn để có thể đáp ứng được khi tất cả tải đều bật lên. Nếu chọn low frequency thì có thể chọn công suất từ 125 – 150%. Tuy nhiên điều hạn chế của loại inverter này là chính là lượng điện tiêu hao lớn. Do đó, khách hàng cần tính toán kỹ lưỡng trước khi lắp đặt.
Tính toán công suất pin mặt trời cần tiêu thụ
Để tính toán kích cỡ các tấm pin mặt trời cần sử dụng, ta phải tính Wp cần có của tấm pin mặt trời. Lượng điện mà pin mặt trời tạo ra còn phải tùy thuộc vào khí hậu của từng khu vực của đất nước. Thông thường ở nước ta có lượng bức xạ nhiệt lớn nên các tấm pin mặt trời hấp thụ nhiệt tương đối lớn.
Mức hấp thu năng lượng mặt trời dao động khoảng 4.58 kWh/m2/ngày. Từ lượng hấp thụ như vậy, ta sẽ lấy tổng số điện chia cho 4.58 ta sẽ có tổng số Wp của tấm pin mặt trời. Có những khu vực có mức hấp thu năng lượng mặt trời lớn hơn hoặc nhỏ hơn. Do đó, trung bình lượng nhiệt có thể hấp thụ trung bình là 4 kWh/m2/ngày.
Sau khi có kết quả, thì đây sẽ là biểu thị cho số lượng tối thiểu mà các tấm pin mặt trời cần cung cấp. Vì vậy, khi lắp đặt càng nhiều tấm pin thì năng lượng điện được sản xuất ra càng nhiều. Đáp ứng được nhu cầu của hầu hết tất cả khách hàng trên mọi vùng đất nước.
Tính toán battery
Battery là trong những bộ phận dùng cho hệ solar là loại deep-cycle. Đây là loại thiết bị cho phép xả đến mức bình thấp nhất và cho phép nạp đầy nhanh liên tục. Loại này có khả năng nạp bình và xả rất nhiều lần mà không bị hư hỏng bên trong. Làm như vậy thì thời gian sử dụng khá bền và tuổi thọ cao.
Như vậy, với những chia sẻ trên đây của nangluongxanh-sach.com, bạn đọc đã có cách tính toán lắp đặt điện năng lượng mặt trời hợp lý. Chúc các bạn chọn được hệ thống công suất phù hợp với nhu cầu sử dụng nhé.
Nếu bạn quan tâm:
>> Dịch vụ lắp đặt điện mặt trời trọn gói IDT
>> Công trình lắp đặt điện mặt trời thực tế
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ MỚI IDT VIỆT NAM
Địa chỉ: 4-6 Phạm Thận Duật, Phường Thạnh Mỹ Lợi, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
Website: http://www.idtvietnam.net/idt/ | Email: info@idtvietnam.net
Hotline: 0906 05 38 27 | 0988 34 76 87
Xem thêm