CÓ NÊN ĐẦU TƯ HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI HÒA LƯỚI
ĐIỆN MẶT TRỜI HÒA LƯỚI trở nên phổ biến hơn kể từ ngày 20/03/2019, khi mà giá điện tăng 8.36%. Hiện tại, các trang trại điện mặt trời tại Ninh Thuận, Bình Thuận đang gấp rút hoàn thành. Vậy Bạn đã tính toán gì cho bài toán điện mặt trời gia đình mình chưa?
CÓ NÊN ĐẦU TƯ HỆ THỐNG ĐIỆN MẶT TRỜI HÒA LƯỚI
ĐIỆN MẶT TRỜI HÒA LƯỚI trở nên phổ biến hơn kể từ ngày 20/03/2019, khi mà giá điện tăng 8.36%.
“Theo Phó thủ tướng: Tăng giá điện vào tháng 3 còn giúp giảm lạm phát kỳ vọng do theo quy luật hàng năm, CPI thường giảm sau Tết 2 tháng. Chưa kể, theo đại diện Chính phủ, nếu lùi lại thời điểm khác trong năm thì mức tăng sẽ gấp đôi mới trang trải được khoản chi phí mua điện năm 2019 là 20.000 tỷ đồng của EVN. Việc tăng giá ngày 20/3 đã được cân nhắc lựa chọn để không tác động nhiều đến chỉ số CPI bình quân cả năm, kiềm chế được lạm phát kỳ vọng.
'Giá điện không gánh chi phí ngoài ngành'
Theo Phó thủ tướng, điện năng là một hàng hóa đặc biệt, việc sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời, việc lưu trữ điện năng tốn kém. Cân đối năng lượng điện là một trong những cân đối lớn của kinh tế vĩ mô. Thường trực Chính phủ đã họp nhiều lần mới đưa ra quyết định tăng 8,36% thay vì 9,26%.” (Vnexpress.net)
Quý vị dự đoán gì khi đọc thông tin trên. Và thực tế nguồn nước ngầm đang dần cạn kiệt; khí hậu toàn cầu đang nóng dần lên, thời tiết ngày cang khắc nghiệt,…. Lũ lụt hạn hán, thiên tai khôn lường …. Dẫn đến nguồn nước cho thủy điện lúc thiếu lúc thừa phải xả lũ, ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống người dân.
“Hiện nay, yêu cầu quản lý tài nguyên nước (TNN) bền vững ở Việt Nam ngày càng cấp bách do nước ta mới chỉ chủ động gần 30% nguồn nước, gần 70% lượng nước phụ thuộc bên ngoài lãnh thổ quốc gia. Việc khai thác, sử dụng, bảo vệ và quản lý nguồn tài nguyên nước dưới đất (NDÐ) thời gian qua chưa hiệu quả khiến nguồn nước liên tục bị suy giảm.” (http://www.nhandan.com.vn/khoahoc/item/35824502-bao-ve-ben-vung-nguon-nuoc-duoi-dat.html)
Vậy phải chăng giá điện sẽ tăng lên trong thời gian tới để tiếp tục bù đắp chi phí sản xuất điện?
Việc Đầu tư điện mặt trời vừa dùng vừa bán, vừa giảm thiểu ảnh hưởng khi giá điện tăng, vừa chống được nóng cho chính ngôi nhà thân yêu, vừa góp phần giảm gánh nặng lưới điện quốc gia, vừa tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên. Một hành động mang lại giá trị kinh tế, giá trị chính trị, giá trị nhân văn sâu sắc. Vậy chúng ta có nên đầu tư điện năng lượng mặt trời hay không?
Theo các chuyên gia năng lượng thì đây chính là giải pháp tối ưu và có lợi cho hộ gia đình, văn phòng, nhà xưởng, khách sạn, trường học, bệnh viện...
Với thời điểm mùa hè, mặt trời chiếu mạnh và gay gắt, lượng bức xạ mặt trời đạt mức cao, hệ thống điện mặt trời sản sinh lượng điện cao nhất. Theo cơ chế hoạt động, điện mặt trời dư sẽ được tự động đẩy lên mạng lưới điện để bán lại cho nhà nước. Như vậy bất kể lúc nào người dân không sử dụng, điện sẽ được đẩy lên và công tơ 2 chiều hiện nay cũng đã được lắp đặt miễn phí.
Đầu tư hệ thống điện mặt trời – vừa sử dụng điện miễn phí, vừa có thu nhập từ lượng điện mặt trời dư - hòa vốn sau 5 năm.
- Khi chưa bán điện được cho EVN, người dân sử dụng không hết lượng điện có được từ pin mặt trời nên đa số người dân thường đầu tư công suất vừa đủ dùng để tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu.
- Ngay khi Nhà nước ra quyết định “thu mua lại lượng điện dư từ pin mặt trời”, nhiều gia đình đã nâng công suất điện áp mái để vừa sử dụng thoải mái mà còn có thêm thu nhập từ việc bán lại công suất dư thừa cho nhà nước.
- Mức giá nhà nước đang thu mua lại của người dân điện mặt trời hơn 2.000 đồng/kWh như hiện nay, đầu tư điện mặt trời mang lại nhiều lợi ích, từ việc nhẹ đầu vì khúc tiền điện bị áp ở định mức cao đã bị cắt, giá điện có tăng cũng chẳng cần phải lo,
- Mức lắp điện mặt trời thấp nhất đủ dùng gia đình nhỏ cần công suất khoảng 3,2 kWp, cho ra 12 kWh/ngày nếu trời nắng đủ 5 tiếng mỗi ngày, chi phí đầu tư ban đầu khoảng 50-60 triệu đồng. Gấp đôi công suất, đầu tư lên 100 - 110 triệu đồng. “Với số tiền đầu tư như vậy, hộ gia đình mất khoảng 5 năm lấy lại vốn tính theo số điện dư bán cho nhà nước. Vậy là trong thời gian đó, chúng ta được sử dụng điện miễn phí.
Hạng mục |
Số tiền đầu tư ban đầu |
Số tiền khấu trừ hàng năm |
Số tiền khấu trừ hàng tháng |
Ghi chú |
Chi phí đầu tư năng lượng mặt trời |
60,000,000 |
3,000,000 |
250,000 |
đang tạm tính khấu trừ trong vòng 20 năm |
Tiền điện hàng tháng (giả sử) |
480,000,000 |
24,000,000 |
2,000,000 |
chưa tính giá điện tăng theo thời gian |
Lợi ích |
420,000,000 |
21,000,000 |
1,750,000 |
Nhưng làm thế nào để bán điện cho nhà nước?
- Khách hàng chỉ cần gửi thông tin đến IDT. IDT sẽ tư vấn kỹ thuật và khảo sát, và lắp đặt công tơ 2 chiều miễn phí.
- Toàn bộ lượng điện từ hệ thống mặt trời lên lưới điện quốc gia sẽ được ghi nhận và thanh toán theo quy định hiện hành.
Bên cạnh đó, ngành điện sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để khách hàng bán điện mặt trời hòa lưới.
- Với chính sách của Nhà nước khuyến khích phát triển nguồn điện từ năng lượng tái tạo, rất nhiều dự án nguồn điện mặt trời đã được triển khai đầu tư xây dựng. Trong đó, điện mặt trời hòa lưới là một hình thức mới, ưu việt, có thể phát triển vượt bậc trong tương lai.
- Điện mặt trời hòa lưới được lắp đặt trên mái nhà dân, mái tòa nhà thương mại, mái công xưởng, nhà máy... với quy mô vài kW tới MW
- Là thời điểm thích hợp nhất để đầu tư hệ thống ĐIỆN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI bởi các yếu tố: Giá thành mà các nhà cung cấp đang bán trên thị trường hiện giảm 10%-15% mỗi năm. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11-4-2017 về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam.
- Bên cạnh đó, khách hàng lắp đặt hệ thống ĐIỆN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI sẽ làm giảm tải cho lưới điện; tiết kiệm tài nguyên quốc gia.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ MỚI IDT VIỆT NAM
Địa chỉ: 4-6 Phạm Thận Duật, Phường Thạnh Mỹ Lợi, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
Website: http://www.idtvietnam.net/idt/ | Email: info@idtvietnam.net
Hotline: 0906 05 38 27 | 0988 34 76 87
Xem thêm