Gia đình bạn đã lắp đặt điện năng lượng mặt trời áp mái. Và lượng điện sản xuất dư thừa muốn bán lại cho điện lưới quốc gia. Tuy nhiên, bạn không biết giá bán và thủ tục như thế nào. Vậy hãy theo dõi ngay thông tin mà nangluongxanh-sach.com cung cấp sau đây.
Đăng ký bán điện dùng dư cho điện lực thì cần những giấy tờ gì?
Để điện năng lượng mặt trời áp mái thì bạn cần có một số loại giấy tờ như:
-
Giấy đề nghị bán điện theo mẫu có sẵn của điện lực quốc gia
-
Hồ sơ kỹ thuật (nếu có): tài liệu kỹ thuật về tấm pin quang điện, bộ inverter; giấy chứng nhận xuất xưởng/chứng nhận chất lượng thiết bị của nhà sản xuất; các biên bản thí nghiệm các thông số kỹ thuật đáp ứng quy định hiện hành bởi một đơn vị có đủ năng lực.
-
Đối với dự án điện năng lượng mặt trời có công suất lớn hơn 01 MWp thì chủ đầu tư cần thực hiện thủ tục bổ sung quy hoạch phát triển điện mặt trời. Và thủ tục cấp phép hoạt động điện lực theo quy định tại Thông tư của Bộ Công Thương.
Điện năng lượng áp mái
Bài viết có thể bạn quan tâm:
Lựa chọn điện năng lượng mặt trời áp mái nào thì phù hợp cho gia đình?
Giá điện năng lượng mặt trời áp mái
Hiện nay việc lắp đặt sử dụng và bán lại số điện năng lượng mặt trời áp mái. dư thừa không dùng đến đã trở thành điều phổ biến. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều khách hàng chưa nắm rõ giá bán điện năng lượng là bao nhiêu. Do đó, bạn nên tham khảo thông tin sau:
Từ ngày 01/01/2019 đến 31/12/2019, giá bán điện năng lượng mặt trời áp mái chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng là 2.134 đồng/kWh. Có nghĩa là tương đương với 9,35 UScents/kWh nhân với tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ. Do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố áp dụng cho ngày 31/12/2018 là 22.825 đồng/USD.
Giá mua bán điện được thay đổi theo nghị định chính phủ
Đến năm 2020 và các năm tiếp theo, giá mua điện chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng được xác định theo từng năm và được tính bằng tiền Việt Nam đồng. Tương đương với 9,35 UScent/kWh nhân với tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố áp dụng cho ngày cuối cùng của năm trước.
Hình thức thanh toán sản lượng điện phát dư như thế nào?
Điện năng lượng mặt trời áp mái khi sản xuất dư thừa và bán đi cho điện lực quốc gia sẽ được thanh toán theo các trường hợp sau:
Căn cứ vào sản lượng điện mà nhân viên của ngành điện lực chốt qua công tơ và giá mua điện theo quy định. Đối với khách hàng lắp đặt là doanh nghiệp có phát hành hóa đơn. Sau đó thực hiện nhận hóa đơn, kiểm tra và thanh toán tiền điện theo hóa
Đối với khách hàng lắp đặt là hộ gia đình, cá nhân không phát hành hóa đơn hàng tháng. Mà các nhân viên chỉ thực hiện chốt chỉ số 1 lần/ tháng để thanh toán tiền điện, tiền thanh toán không bao gồm thuế GTGT.
Sau thời điểm kết thúc hàng năm hoặc sau khi kết thúc hợp đồng mua điện từ dự án, căn cứ “Biên bản xác nhận chỉ số công tơ, điện giao nhận và tiền điện thanh toán” hai bên sẽ thực hiện quyết toán tiền thuế GTGT theo quy định (nếu có). Phương pháp xác định thuế GTGT đối với chủ đầu tư thực hiện theo hướng dẫn tại văn bản 1534/BTC-CST ngày 31/01/2019 của Bộ Tài chính.
Hy vọng qua thông tin trên đây, bạn đọc đã nắm bắt cho mình nhiều thông tin về giá bán và hình thức thanh toán giá bán điện năng lượng mặt trời áp mái.
Nếu bạn quan tâm:
>> Dịch vụ lắp đặt điện mặt trời trọn gói IDT
>> Công trình lắp đặt điện mặt trời thực tế
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ MỚI IDT VIỆT NAM
Địa chỉ: 4-6 Phạm Thận Duật, Phường Thạnh Mỹ Lợi, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
Website: http://www.idtvietnam.net/idt/ | Email: info@idtvietnam.net
Hotline: 0906 05 38 27 | 0988 34 76 87
Xem thêm