Biến đổi khí hậu toàn cầu đang ngày diễn ra theo chiều hướng gia tăng, nhiệt độ Trái Đất nóng lên từng ngày. Để đối phó với điều ấy, hệ thống điện năng lượng mặt trời là giải pháp hữu hiệu và thiết thực nhất để tận dụng lượng nhiệt sinh ra mỗi ngày và bảo vệ các nguồn nguyên liệu đang có nguy cơ cạn kiệt. Thế nhưng để xây dựng được một hệ thống điện mặt trời thì phải trải qua những khâu nào? Hãy cùng IDT tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Tính tổng điện cần sử dụng
Trước khi thi công hệ thống điện năng lượng mặt trời, người dùng cần lần lượt tính toán và thực hiện các bước sau đây:
- Tính tổng điện tải tiêu thụ hàng tháng mà điện mặt trời cung cấp là tính tổng số Watt-hour sử dụng mỗi ngày của từng thiết bị. Sau đó cộng tất cả chúng lại sẽ ra số điện tải tiêu thụ hàng ngày và nhân với số ngày trong tháng, thông thường là nhân với 30 ngày. Cuối cùng chúng ta sẽ có được tổng số Watt-hour toàn tải đã sử dụng trong vòng một tháng.
Tính tổng lượng điện tiêu thụ mỗi tháng là cách giúp bạn xác định được quy mô hệ thống điện mặt trời
- Tính tổng điện mà pin mặt trời phải cung cấp cho toàn tải mỗi ngày là tính số Watt-hour các tấm pin mặt trời bằng cách nhân tổng số Watt-hour toàn tải sử dụng với 1,3.
- Tính công suất pin năng lượng mặt trời cần sử dụng: công suất pin mặt trời được tính bằng cách nhân tổng số điện tiêu hao với hệ số an toàn của tình hình ánh nắng mặt trời. Hệ số an toàn dao động tự 1,3 - 1,5.
Bài viết hay cho bạn:
Một số tài liệu hệ thống điện năng lượng mặt trời
Tính toán bộ chuyển đổi Inverter và ắc quy lưu trữ
Tính toán bộ chuyển đổi Inverter và ắc quy lưu trữ là một trong những bước tiếp theo của khâu thiết kế hệ thống điện năng lượng mặt trời. Đối với bộ chuyển đổi Inverter, chọn Inverter có điện áp vào danh định phù hợp với điện áp danh định của battery. Riêng với hệ solar kết nối vào lưới điện thì ta không cần battery. Đối với hệ solar stand-alone, bộ Inverter phải đủ lớn để có thể đáp ứng được tất cả tải đều bật lên, tương đương với công suất 125%.
Bộ chuyển đổi Inverter công suất càng lớn thì hiệu quả làm việc tốt hơn
Về phần tính toán ắc quy lưu trữ thì người dùng nên sử dụng loại ắc quy có thể nạp xả sâu, bởi vì loại này cho phép chúng ta xả năng lượng ắc quy đến mức thấp nhất đồng thời cũng cho phép nạp đầy bình nhanh chóng nhất. Có hai cách để tính bình ắc quy dự trữ, đó là tính toán dựa vào tổng điện sản xuất mỗi ngày của pin mặt trời và tính công suất của ắc quy cần dùng cho những ngày dự phòng, khi trời không có nắng pin không thể sinh ra được điện.
Thiết kế bộ điều khiển sạc pin mặt trời
Bộ điều khiển sạc hệ thống điện năng lượng mặt trời phải có đầu vào phù hợp với điện thế của pin mặt trời, đầu ra có điện thế tương đương với điện thế của ắc quy hoặc hệ thống điện lưới. Hiện nay trên thị trường có nhiều bộ điều khiển sạc pin mặt trời nên người dùng phải lựa chọn cho mình một loại phù hợp nhất. Đối với các hệ thống điện năng lượng mặt trời lớn có nhiều dãy pin mặt trời khác nhau thì mỗi dãy sẽ có một bộ điều khiển sạc khác nhau đảm nhiệm cho pin của dãy đó.
Bộ điều khiển sạc pin mặt trời cần có công suất đủ lớn để nhận điện từ pin
Bộ điều khiển sạc pin mặt trời của hệ thống phải có công suất đủ lớn để nhận điện từ pin và đủ công suất để nạp ắc quy. Thông thường bạn nên chọn bộ điều khiển sạc pin mặt trời có dòng Imax bằng 1,3 nhân với dòng ngắn mạch của điện mặt trời.
Trên đây là những khâu, quy trình thiết kế hệ thống điện năng lượng mặt trời mà IDT muốn mang đến cho khách hàng tham khảo và hiểu rõ hơn về hệ thống này.
Vui lòng liên hệ đến Hotline 0902 053 827 để được tư vấn và biết thêm thông tin chi tiết, chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng!.
Nếu bạn quan tâm:
>> Dịch vụ lắp đặt điện mặt trời trọn gói IDT
>> Công trình lắp đặt điện mặt trời thực tế
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ MỚI IDT VIỆT NAM
Địa chỉ: 4-6 Phạm Thận Duật, Phường Thạnh Mỹ Lợi, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh
Website: http://www.idtvietnam.net/idt/ | Email: info@idtvietnam.net
Hotline: 0906 05 38 27 | 0988 34 76 87
Xem thêm